THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Trong quá trình xác lập, thực hiện giao dịch, các cá nhân, tổ chức sẽ thể hiện sự thỏa thuận của mình thông qua các bản hợp đồng, trong số đó phổ biến nhất là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại liệu có khác nhau? Và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý những gì về hai loại hợp đồng này?

1. Khái niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Hiện nay, pháp luật không ghi nhận cụ thể khái niệm hợp đồng dân sự (HĐDS). Tuy nhiên, nếu đối chiếu giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về “hợp đồng dân sự” với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về “hợp đồng”, có thể hiểu HĐDS là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Tương tự, khái niệm như thế nào là hợp đồng thương mại (HĐTM) cũng chưa được quy định một cách rõ ràng. Nhưng dựa trên đối tượng là hoạt động thương mại, có thể hiểu rằng HĐTM là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

Pháp luật không ghi nhận rõ khái niệm HĐDS và HĐTM

Có thể thấy rằng, phạm vi của HĐTM là hẹp hơn phạm vi của HĐDS khi chỉ giới hạn trong việc thỏa thuận quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thương mại của các bên.

Trong khi đó, HĐDS bao quát đến các quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền, nghĩa vụ dân sự ở đây có thể hiểu với nghĩa hẹp gồm các quan hệ dân sự như quyền sở hữu đối với tài sản, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… hoặc theo nghĩa rộng bao gồm cả quan hệ lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…

2. Mục đích của hợp đồng

- Hợp đồng dân sự: Vì có phạm vi điều chỉnh là quyền, nghĩa vụ dân sự nên mục đích của hợp đồng có thể hướng đến mục đích lợi ích hoặc không. Trong HĐDS, có thể xuất hiện những trường hợp mà các bên không trao đổi giá trị cho nhau mà chỉ có một bên cho đi giá trị và không yêu cầu nhận lại giá trị tương ứng.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho là hợp đồng dân sự, nhưng không vì mục đích sinh lời vì bên tặng cho cho đi tài sản nhưng không yêu cầu nhận lại một giá trị nào khác.

- Hợp đồng thương mại: Phạm vi điều chỉnh là quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại nên mục đích của HĐTM hướng đến việc sinh lợi. Điều này bắt nguồn từ bản chất của hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi (bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác).

Ví dụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn là hợp đồng thương mại vì mục đích lợi ích kinh tế, vì bên cung ứng dịch vụ được nhận giá trị tương ứng với công việc thực hiện.

3. Chủ thể giao kết hợp đồng

Khi giao kết HĐDS, chủ thể giao kết với nhau có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Trong HĐTM, một bên chủ thể bắt buộc phải là thương nhân, theo đó có thể là tổ chức được thành lập hợp pháp (công ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần, công ty hợp danh...) hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên.

Với các tổ chức kinh doanh được thành lập hợp pháp như Hộ kinh doanh, Tổ hợp tác hoặc tổ chức kinh doanh khác không có tư cách pháp nhân khi thực hiện HĐDS hay HĐTM đều cần ủy quyền cho cá nhân trong tổ chức đó thực hiện.

Chủ thể giao kết hợp đồng

Ví dụ: Cá nhân A (có đầy đủ năng lực hành vi dân sự) có thể tham gia bất kì hợp đồng dân sự nào như hôn nhân, tặng cho tài sản, đặt cọc.... Nhưng để tham gia HĐTM, cá nhân A đó phải giao kết với một bên là thương nhân, hoặc A là chủ hộ kinh doanh, là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc được được ủy quyền từ thương nhân khác.

Lưu ý, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như buôn bán rong, bán chuyến, bán quà vặt không có địa điểm cố định,... không là thương nhân.

4. Nội dung hợp đồng

Nội dung của HĐDS và HĐTM đều có những nội dung về quyền, nghĩa vụ của các bên, đối tượng của hợp đồng, giá và phương thức thanh toán hoặc các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…

Tuy nhiên, HĐDS không phải lúc nào cũng sẽ có những điều khoản về giá, phương thức thanh toán... Trong các trường hợp không vì mục đích sinh lời như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản…

Ngoài các thỏa thuận cơ bản trên, HĐTM còn có một số thỏa thuận riêng biệt khác đối với hoạt động thương mại như chuyển rủi ro, vấn đề về vận chuyển…

5. Cơ quan giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh tranh chấp, các bên trong HĐDS hoặc HĐTM đều có thể lựa chọn việc thương lượng, tự hòa giải để giải quyết. Thế nhưng nếu như các bên có ý định nhờ đến một bên thứ ba để giải quyết tranh chấp, thì HĐDS và HĐTM có điểm khác biệt như sau:

- Đối với HĐDS, các bên chỉ có thể viện dẫn đến sự giúp đỡ của Tòa án mà không thể yêu cầu Trọng tài thương mại hay Hòa giải thương mại giải quyết, vì Trọng tài thương mại và Hòa giải thương mại có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp thương mại.

Đối với HĐDS, các bên chỉ có thể viện đến sự giúp đỡ của Tòa án

- Đối với HĐTM, ngoài con đường Tòa án thì các bên có thể chọn hình thức Hòa giải thương mại hoặc Trọng tài thương mại vì đây là các cơ quan giải quyết các tranh chấp thương mại.

6. Phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng

- Đối với hợp đồng dân sự: Mức phạt vi phạm có thể được điều chỉnh tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mà không bị ràng buộc về mức phạt tối đa.

- Đối với HĐTM, mức phạt vi phạm cũng được các bên thỏa thuận nhưng thông thường không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Trong quá trình xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự, tùy theo đối tượng và mục đích, chủ thể của quan hệ dân sự đó mà các bên sẽ thiết lập các hợp đồng khác nhau, có thể kể đến là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Các bên cần lưu ý đến điểm khác biệt trong bản chất của hai loại hợp đồng này để nắm bắt tốt hơn mối quan hệ dân sự mà các bên đang tham gia.

Doanh nghiệp cần làm gì ngay sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân/ tổ chức mất một khoản thời gian nhất định để chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nghĩ rằng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có thể đi vào hoạt động. Tuy vậy, pháp luật hiện hành vẫn quy định một số thủ tục hành chính mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Read more ...

Doanh nghiệp liệu đã hiểu đúng về các điều kiện thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp không chỉ là quy trình nộp hồ sơ đăng ký vào cơ quan có thẩm quyền và chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp còn rất nhiều nội dung cần lưu ý và thực hiện. Để tránh sai sót, lãng phí thời gian và tiền bạc, cùng điểm qua ngay các điều kiện thành lập doanh nghiệp cơ bản dưới đây nhé!

Read more ...

Thẻ Abtc là trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nhân

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Khối các nước Apec đồng nhất việc cấp và cho phép doanh nhân sử dụng thẻ ABTC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi và hoạt động thương mại. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thẻ Apec - trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Kinh doanh cà phê dưới góc nhìn pháp luật

Cà phê là đối tượng kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam với nhiều ngành sản xuất dịch vụ như thu mua, sản xuất, xuất nhập khẩu, buôn bán,... Bên cạnh việc tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế phát triển, Nhà nước cũng quy định về nhiều nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện hoạt động thương mại liên quan đến mặt hàng này. Cùng Toplaw tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Làm thế nào để doanh nhân có thể sở hữu thẻ APEC

ABTC hay còn gọi là thẻ doanh nhân APEC là phương tiện hỗ trợ doanh nhân nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thuận tiện hơn trong quá trình công tác tại các nước/ nền kinh tế thành viên APEC. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục xin cấp thẻ doanh nhân APEC với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An.

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)
https://fastekkln.kemenkopmk.go.id/slot-online-gacor/ https://disbudpar.sulselprov.go.id/slot-gacor/ https://e-learninggender.kemenpppa.go.id/slot-gacor-online/ https://bakesbangpol.situbondokab.go.id/slot-gacor-online/ https://pabukon.purwakartakab.go.id/slot-demo/ https://bakesbangpol.situbondokab.go.id/slot-demo-pragmatic/ http://e-perpustakaan.kemendesa.go.id/live-sgp/ http://inlislite.pustaka.sumbarprov.go.id/slot-demo/ https://simkerma.polinema.ac.id/demo-slot/ http://sipmk.kemenkopmk.go.id/slot-gacor/ http://inlislite.palembang.go.id/live-sgp/ http://inlis.lamongankab.go.id/slot-demo/ https://jdih.boltimkab.go.id/toto-macau/ https://jdih-dprd.pakpakbharatkab.go.id/slot-demo/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-demo-pragmatic/ http://inlislite.palembang.go.id/rtp-live-slot/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-gacor/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-demo/ https://www.sdn-pungkit.sumbawakab.go.id/slot-demo/ https://silakanmas.disdukcapil.magelangkota.go.id/ikm_download/slot-demo/ https://jim.unrika.ac.id/slot-demo/ https://www.irslawproblems.com/slot-demo/ https://chavancentre.org/slot-demo/