Giá trị sở hữu trí tuệ chưa bao giờ được quan tâm như hiện nay và hứa hẹn sẽ được chú trọng hơn nữa trong tương lai. Theo đó, chất lượng, uy tín làm nên giá trị thương hiệu và sự tin cậy nhất định từ người tiêu dùng. Thấy được giá trị đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu để mở rộng mức độ phủ rộng của thương hiệu, đồng thời thu lại giá trị kinh tế không nhỏ. Vậy, nhượng quyền thương hiệu là gì và có đặc điểm ra sao?
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh trong đó cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bằng cách sử dụng thương hiệu về một sản phẩm/ dịch vụ của cá nhân/ tổ chức khác trong một thời hạn nhất định. Theo đó, hoạt động nhượng quyền thương hiệu được thỏa thuận và lập thành văn bản gọi là hợp đồng. Chúng quy định cụ thể về các ràng buộc từ thời hạn, phạm vi, chi phí, lợi nhuận, phần trăm doanh thu,….

Nhượng quyền thương hiệu
Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh từ việc nhượng quyền thương mại xuất hiện và phát triển từ khoảng năm 2009 đến nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh quán nước, cà phê,… Nhận thấy thị trường tiềm năng tại Việt Nam, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng từ Châu u không ngừng tìm kiếm đối tác nhượng quyền thương hiệu để quảng bá chuỗi sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng nước ta.
2. Bản chất hoạt động nhượng quyền thương hiệu
Có thể nói, bản chất của hoạt động nhượng quyền thương hiệu là quan hệ hợp tác đối trọng quyền và lợi ích cho cả hai. Người nhượng quyền nhận được lợi ích kinh tế, phần trăm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của người được nhượng quyền thương hiệu. Đồng thời, hoạt động này còn giúp đưa thương hiệu của mình đến rộng khắp các khu vực, từ đó tiếp cận và tăng thị phần, sức cạnh tranh.
Ngược lại, người nhận nhượng quyền có sức ảnh hưởng trước đó của thương hiệu, đồng thời được đầu tư và hỗ trợ vốn, lực, bí quyết,… để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu được hoạch định rõ ràng, hợp lý, cá nhân/ tổ chức nhận nhượng quyền có thể giảm được áp lực khởi nghiệp mà vẫn có được cơ sở kinh doanh và thu nhập ổn định, lâu dài.

Sự cân bằng lợi ích hai bên
Thông thường, một số chính sách được đặt ra nhằm thu hút cá nhân/ tổ chức đầu tư như: hỗ trợ chi phí nội thất, hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán, đào tạo nhân viên, quản lý cửa hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh,… Giúp nhà đầu tư giảm áp lực nhất định khi bắt đầu kinh doanh sau khi nhận nhượng quyền thương hiệu. Thay vào đó, nhà đầu tư thông thường cũng cần chi trả các khoản phí nhất định như: phí nhượng quyền ban đầu, phí hoạt động định kỳ,….
3. Phân loại nhượng quyền thương hiệu
Mỗi hoạt động nhượng quyền thương hiệu sẽ có những đặc điểm khác nhau về các yếu tố như: vốn, chiến lược, mô hình tiếp thị, quản lý,… Thông thường, có thể chia nhượng quyền thương hiệu thành 4 loại chính dưới đây.
3.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên trong mô hình này khá toàn diện. Chính sách nhượng quyền thường gồm các nội dung như: sử dụng thương hiệu, sở hữu toàn bộ hệ thống vận hành, bí quyết công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, người nhận nhượng quyền còn được quản lý tất cả các sản phẩm và dịch vụ thuộc thương hiệu được nhượng quyền.
Đồng thời, người nhượng quyền cần có một kế hoạch đầu đủ và chi tiết hoạt động doanh nghiệp (dự kiến). Đồng thời cung cấp và đào tạo đội ngũ nhân sự cũng như hỗ trợ qua lại cho bên nhận quyền trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
3.2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Nhượng quyền không toàn diện thường là mô hình được bên nhượng quyền áp dụng nhằm mục đích mở rộng hệ thống phân phối thương hiệu. Cụ thể là nhằm tăng độ phủ trên thị trường, tăng doanh thu và sức mạnh cạnh tranh thị phần cho chủ sở hữu thương hiệu.
Các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu không toàn diện hiện nay thường chỉ nhượng một phần thương hiệu. Cụ thể như quyền sử dụng thương hiệu (sản xuất các mặt hàng không chung ngạch), quyền phân phối, quyền công thức và marketing,…

Mô hình nhượng quyền với thương hiệu cà phê
3.3. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý
Hình thức nhượng quyền thương hiệu này không hẳn là quyền sử dụng hay phân phối sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến thương hiệu mà chủ yếu tập trung chuyên môn và quản lý phát triển hoạt động kinh doanh. Theo đó, người nhượng quyền cung cấp quản lý và điều hành doanh nghiệp cho người nhận nhượng quyền.
Hình thức này thường phổ biến hơn với các thương hiệu (doanh nghiệp) cung ứng dịch vụ. Người quản lý được hỗ trợ thường là người có kinh nghiệm chuyên môn giúp quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh đồng thời quyết định các vấn đề tài chính,… cho đơn vị nhân chuyển nhượng.
3.4. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia đầu tư vốn
Hình thức nhượng quyền này tương tự như quản lý nhưng quyết định và chi phối hoạt động kinh doanh thông qua hình thức đầu tư vốn. Theo đó, bên nhượng quyền tham gia với tỷ lệ vốn tuy nhỏ theo thỏa thuận nhưng được trực tiếp tham gia vào hội đồng quản trị và đóng vai trò như đơn vị liên doanh để hỗ trợ hoạt động phát triển kinh doanh cho đơn vị nhận chuyển nhượng.
Nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền kinh doanh là hình hợp hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đồng thời, hỗ trợ qua lại và giúp doanh nghiệp giảm áp lực khi phát triển kinh doanh. Tuy vậy, hợp đồng chuyển nhượng mang tính đối trọng quyền lợi, do đó, các bên cần lưu ý thỏa thuận và quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng.