THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm, đặc biệt là trước tình hình kinh tế phát triển không ngừng hiện nay. Theo đó, ngoài chế độ luật định thì vợ chồng cũng có thể tự mình thỏa thuận về việc thiết lập một chế độ riêng cho tài sản của mình. Tuy vậy, là một vấn đề nhạy cảm, pháp luật Việt Nam quy định thế nào về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận này?

1. Quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo đó, pháp luật tôn trọng chế độ tài sản do các bên thỏa thuận nhưng cần được thực hiện theo những yêu cầu nhất định để được công nhận.

1.1. Chế độ tài sản theo thỏa thuận là gì?

Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng là tập hợp các nội dung về tài sản được vợ chồng thỏa thuận trước hôn nhân, nhằm thay thế cho chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận này còn thường được biết đến với tên gọi như “hôn ước”, “hợp đồng tiền hôn nhân” hay “thỏa thuận trước hôn nhân”.

Tập hợp các nội dung về tài sản được vợ chồng thỏa thuận trước hôn nhân

1.2. Thời điểm xác lập thỏa thuận

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn và chỉ có giá trị kể từ khi hai bên đăng ký kết hôn. Đây cũng xem như một yêu cầu để đảm bảo sự minh bạch và hạn chế những tình huống cập rập khi áp dụng thỏa thuận đó thực tế trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.

1.3. Hình thức của thỏa thuận

Xuất phát từ vấn đề tài sản - tranh chấp rất thường xuyên trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là hôn nhân gia đình. Pháp luật yêu cầu thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Điều này làm tăng thêm tính chặt chẽ của thỏa thuận và tránh những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan về sau.

1.4. Nội dung của thỏa thuận

Thỏa thuận tài sản của vợ chồng được diễn ra trước thời điểm kết hôn, được xem như một giao dịch dân sự được các bên tự nguyện ký kết và được pháp luật tôn trọng. Do đó, vợ chồng được tự do thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân với một số nội dung cơ bản sau đây:

- Xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng;

- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng;

- Tài sản dùng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Điều kiện, thủ tục, nguyên tắc phân chia khi chấm dứt chế độ tài sản;

- Các nội dung khác có liên quan.

Vợ chồng được tự do thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Ngoài việc thỏa thuận tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, thì hai bên còn có thể thỏa thuận theo các nội dung sau:

- Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; hoặc

- Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó.

Ví dụ: Vợ chồng có thể thỏa thuận thu nhập cá nhân là tài sản riêng của mình hoặc một phần thu nhập là tài sản riêng, phần còn lại là tài sản chung.

Lưu ý rằng, một khi vợ chồng đã thỏa thuận đó là tài sản chung thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản đó, không được phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Ví dụ: Vợ chồng thỏa thuận thu nhập lao động là tài sản chung, thì các bên có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó như nhau, không phân biệt việc chồng đi làm lương tháng 20 triệu và vợ ở nhà làm nội trợ.

2. Một số hạn chế của chế độ tài sản theo thỏa thuận

Về nguyên tắc, vợ chồng được quyền tự do thỏa thuận, thống nhất chế độ tài sản hôn nhân của mình nhưng việc thỏa thuận này cũng bị pháp luật giới hạn trong một số trường hợp nhất định nhằm đảm bảo và cân bằng quyền lợi tối thiểu cho các bên trong quan hệ hôn nhân.

2.1. Tài sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Nhu cầu thiết yếu của gia đình là các nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và các nhu cầu thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi gia đình.

Có thể thấy, đây là những khoản chi “bắt buộc” để chăm sóc cho chất lượng của cuộc sống gia đình. Và vì vậy, pháp luật hôn nhân đặt ra quy định như một nguyên tắc bất di bất dịch là vợ chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Theo đó, nếu vợ chồng thỏa thuận giữa hai bên không có tài sản chung hoặc có tài sản chung nhưng không đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì mỗi bên phải đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trên thực tế cũng như phù hợp với những quy định chung của pháp luật, khi thiết lập chế độ tài sản vợ chồng, các bên cần phải ưu tiên thỏa thuận phần tài sản dùng để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Đặc biệt, thỏa thuận này nếu không đảm bảo được điều kiện này thì sẽ bị coi là vô hiệu. Lúc này, chế độ tài sản vợ chồng sẽ được xử lý theo luật định.

2.2. Tài sản là nhà ở duy nhất

Nếu như vợ chồng chỉ có một căn nhà là nơi ở duy nhất thì pháp luật không cho phép thỏa thuận một bên được quyền định đoạt với căn nhà này. Bởi lẽ, việc thỏa thuận này sẽ dẫn đến việc vợ, chồng không có chỗ ở hoặc chỗ ở không bảo đảm diện tích tối thiểu, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ảnh hướng đến chất lượng của cuộc sống vợ, chồng và sự phát triển của con cái,...

Pháp luật không cho phép thỏa thuận một bên được định đoạt như nhà ở này

2.3. Tài sản liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng cũng tương tự như các thỏa thuận dân sự khác, cần xét đến việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong đó, có thể phân chia họ thành hai đối tượng chính gồm:

a) Đối với quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình:

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không được ảnh hưởng đến quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình.

Cụ thể, nếu thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình thì sẽ không có hiệu lực.

Ví dụ: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

b) Đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người khác:

Nếu vợ chồng thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì khi tiến hành giao dịch với người khác phải cung cấp cho người đó biết những thông tin liên quan, nếu như vợ chồng vi phạm nghĩa vụ này thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.

Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh.

>> Trường hợp này Tòa án xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng là quy định thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật, tạo sự thuận lợi cho hoạt động riêng của mỗi bên trong quan hệ vợ chồng. Khi áp dụng chế độ này, tài sản của vợ chồng trở nên rạch ròi và một trong hai bên có thể sử dụng tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình. Tuy vậy, việc thỏa thuận này cũng cần đảm bảo nhu cầu thiết yếu chung cho gia đình cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích của các đối tượng khác có liên quan.

Doanh nghiệp cần làm gì ngay sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân/ tổ chức mất một khoản thời gian nhất định để chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nghĩ rằng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có thể đi vào hoạt động. Tuy vậy, pháp luật hiện hành vẫn quy định một số thủ tục hành chính mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Read more ...

Doanh nghiệp liệu đã hiểu đúng về các điều kiện thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp không chỉ là quy trình nộp hồ sơ đăng ký vào cơ quan có thẩm quyền và chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp còn rất nhiều nội dung cần lưu ý và thực hiện. Để tránh sai sót, lãng phí thời gian và tiền bạc, cùng điểm qua ngay các điều kiện thành lập doanh nghiệp cơ bản dưới đây nhé!

Read more ...

Thẻ Abtc là trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nhân

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Khối các nước Apec đồng nhất việc cấp và cho phép doanh nhân sử dụng thẻ ABTC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi và hoạt động thương mại. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thẻ Apec - trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Kinh doanh cà phê dưới góc nhìn pháp luật

Cà phê là đối tượng kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam với nhiều ngành sản xuất dịch vụ như thu mua, sản xuất, xuất nhập khẩu, buôn bán,... Bên cạnh việc tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế phát triển, Nhà nước cũng quy định về nhiều nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện hoạt động thương mại liên quan đến mặt hàng này. Cùng Toplaw tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Làm thế nào để doanh nhân có thể sở hữu thẻ APEC

ABTC hay còn gọi là thẻ doanh nhân APEC là phương tiện hỗ trợ doanh nhân nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thuận tiện hơn trong quá trình công tác tại các nước/ nền kinh tế thành viên APEC. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục xin cấp thẻ doanh nhân APEC với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An.

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)
https://fastekkln.kemenkopmk.go.id/slot-online-gacor/ https://disbudpar.sulselprov.go.id/slot-gacor/ https://e-learninggender.kemenpppa.go.id/slot-gacor-online/ https://bakesbangpol.situbondokab.go.id/slot-gacor-online/ https://pabukon.purwakartakab.go.id/slot-demo/ https://bakesbangpol.situbondokab.go.id/slot-demo-pragmatic/ http://e-perpustakaan.kemendesa.go.id/live-sgp/ http://inlislite.pustaka.sumbarprov.go.id/slot-demo/ https://simkerma.polinema.ac.id/demo-slot/ http://sipmk.kemenkopmk.go.id/slot-gacor/ http://inlislite.palembang.go.id/live-sgp/ http://inlis.lamongankab.go.id/slot-demo/ https://jdih.boltimkab.go.id/toto-macau/ https://jdih-dprd.pakpakbharatkab.go.id/slot-demo/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-demo-pragmatic/ http://inlislite.palembang.go.id/rtp-live-slot/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-gacor/ https://jdih.boltimkab.go.id/slot-demo/ https://www.sdn-pungkit.sumbawakab.go.id/slot-demo/ https://silakanmas.disdukcapil.magelangkota.go.id/ikm_download/slot-demo/ https://jim.unrika.ac.id/slot-demo/ https://www.irslawproblems.com/slot-demo/ https://chavancentre.org/slot-demo/