THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Trong hợp đồng thương mại, vi phạm của một bên đôi khi sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho bên còn lại. Chính vì vậy, chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ phần nào giúp bên bị vi phạm khắc phục được hậu quả, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước bên có hành vi vi phạm.

1. Khi nào thì phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hiểu đơn giản là bên vi phạm hợp đồng bồi thường lại những tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào có hành vi vi phạm thì bên vi phạm cũng sẽ phải bồi thường, mà cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

1.1 Hành vi vi phạm hợp đồng

Trước hết là phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây cũng là điểm khác biệt mang tính phân biệt với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo đó, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được xác lập trên cơ sở thỏa thuận tại hợp đồng hoặc những quy định của pháp luật. Nói cách khác, không hẳn mọi trường hợp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm “luật riêng” do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng.

Ví dụ: không giao hàng đúng hạn, giao thiếu hàng.

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được xác lập trên cơ sở thỏa thuận tại hợp đồng

1.2 Thiệt hại trên thực tế

Điều kiện thứ hai để có thể yêu cầu bồi thường thiệt ngoài hợp đồng đó chính là có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Trong trường hợp có bên vi phạm nhưng không gây ra bất kỳ tổn thất gì thì bên bị vi phạm không được yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A ký kết hợp đồng mua vải của B, để phục vụ cho hợp đồng may đồng phục với C. Tuy nhiên B đã giao hàng quá thời hạn trong hợp đồng, khiến A may không kịp theo tiến độ hợp đồng với C, và A bị C phạt hợp đồng. Như vậy A đã phải chịu một thiệt hại thực tế là số tiền phạt hợp đồng.

1.3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Điều kiện thứ ba là hành vi vi phạm hợp đồng phải trực tiếp gây ra thiệt hại trên thực tế. Nếu như thiệt hại do bên bị vi phạm đưa ra không phải là hậu quả trực tiếp thì bên vi phạm không thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được.

Ví dụ: D là công ty chuyên sản xuất trà, cà phê đóng gói. D có ký kết hợp đồng thu mua hạt cà phê từ E và hợp đồng cung cấp trà lài đóng gói cho F. Tuy nhiên, E đã giao hàng kém chất lượng cho D, D vì mải chú ý tìm cách xử lý lô hàng của E mà đã không kịp chuẩn bị đủ số hàng để giao cho F, dẫn đến D không giao hàng đúng hạn, bị F phạt vi phạm.

Trong trường hợp này, mặc dù E đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, và D cũng phải chịu thiệt hại là số tiền phạt vi phạm, nhưng hành vi của E không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra việc D giao trễ hàng và bị phạt vi phạm, mà do sự bất cẩn của D. Chính vì vậy, D không có quyền yêu cầu E bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại thực tế - số tiền phạt vi phạm trong hợp đồng với F.

Thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm

1.4 Không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

Ngay cả khi đã đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, nhưng nếu bên vi phạm thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm, thì bên bị vi phạm cũng không được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cụ thể là những trường hợp sau:

- Thuộc trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

- Không thể thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, đình công,...);

- Nguyên nhân không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn toàn là do bên có quyền;

- Buộc thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, nên bên có nghĩa vụ đã không thực hiện được nghĩa vụ;

Ví dụ: Công ty C cung cấp dịch vụ diễn kịch tại bữa tiệc cuối năm cho Công ty D. Tuy nhiên vào ngày diễn ra bữa tiệc, do sắp xếp không hợp lý, dẫn đến thời gian của những tiết mục trước kéo dài, và để ưu tiên cho những tiết mục quan trọng phía sau nên nhóm diễn của C đã bị cắt tiết mục. Như vậy việc C không thể thực hiện nghĩa vụ của mình là do lỗi của D không sắp xếp được thời gian hợp lý.

* Lưu ý: Để được miễn trừ trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng phải tự chứng minh mình thuộc một trong những trường hợp trên.

2. Phạm vi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là chế tài xử lý vi phạm được pháp luật thương mại quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Cần nói rõ, chế tài này được áp dụng theo quy định của pháp luật ngay cả khi các bên có thỏa thuận hay không về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Lại nói, các bên không được thỏa thuận về phạm vi bồi thường (vượt mức thiệt hại được bồi thường theo luật định) nhưng có thể thỏa thuận về việc giảm hoặc miễn trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại trên thực tế (giảm hoặc miễn mức phạt bồi thường).

Phạm vi bồi thường gồm tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp

Hiện nay, giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định gồm 02 khoản dưới đây:

- Tổn thất thực tế trực tiếp : Là thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm mà bên bị vi phạm đã chịu trên thực tế.

Ví dụ: A ký kết hợp đồng cung cấp hải sản đông lạnh cho B. Đến hạn giao hàng, A đã giao đến đúng và đủ số lượng hải sản theo thỏa thuận, nhưng tại kho của B - địa điểm nhận hàng, lại đóng cửa, nên A đã liên lạc với B và nhận được thông tin B không thể nhận hàng vào hôm nay mà hẹn vào 2 ngày sau. Vì vậy A phải đưa số hàng về lại kho của mình, và tiếp tục bảo quản số hải sản đó cho đến 2 ngày sau. Như vậy chi phí vận chuyển, bảo quản hải sản phát sinh chính là thiệt hại thực tế mà A phải chịu do hành vi vi phạm của B trực tiếp gây ra.

* Khoản lợi trực tiếp : Là khoản lợi nhuận mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Khoản lợi này được tính căn cứ theo khoản lợi mà bên bị vi phạm có thể đạt được khi hoàn thành đúng hợp đồng đó cũng như từ các mối quan hệ hợp đồng mà bên bị vi phạm đã hoặc có thể thiết lập với bên thứ ba.

Ví dụ: C có một đơn đặt hàng cung cấp 500 suất ăn cho D vào trưa ngày 18/07, C đặt hàng E 50kg thịt nạc heo cho đơn hàng của D, thời hạn giao hàng là sáng 18/07. Tuy nhiên đến hạn E chỉ giao 30kg thịt, dẫn đến C làm thiếu 200 suất và D cũng chỉ thanh toán cho C tổng tiền của 300 suất. Giả sử mỗi suất cơm bán cho D, C lời 15.000 VND, như vậy việc giao thiếu hàng của E đã khiến C mất 1 khoản lợi trực tiếp bằng 15.000 x 200 = 3.000.000 VND.

3. Những lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trước khi yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm cần phải lưu ý những điều sau:

- Bên bị vi phạm có trách nhiệm chứng minh có thiệt hại trên thực tế cũng như thiệt hại đó là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm.

- Bên bị vi phạm đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp khắc phục cần thiết, thì bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức tiền bồi thường xuống mức thiệt hại sau khi đã áp dụng biện pháp khắc phục.

- Bồi thường thiệt hại có thể áp dụng chung với những hình thức chịu trách nhiệm vi phạm khác (như phạt vi phạm, tạm ngừng hợp đồng,...).

Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là phương pháp giúp các doanh nghiệp nhanh chóng bù đắp được những thiệt hại do vi phạm. Vì vậy nắm rõ về hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể bảo đảm được quyền lợi của mình, cũng như tránh được những rắc rối và tranh chấp về sau.

Doanh nghiệp cần làm gì ngay sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân/ tổ chức mất một khoản thời gian nhất định để chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nghĩ rằng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có thể đi vào hoạt động. Tuy vậy, pháp luật hiện hành vẫn quy định một số thủ tục hành chính mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Read more ...

Doanh nghiệp liệu đã hiểu đúng về các điều kiện thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp không chỉ là quy trình nộp hồ sơ đăng ký vào cơ quan có thẩm quyền và chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp còn rất nhiều nội dung cần lưu ý và thực hiện. Để tránh sai sót, lãng phí thời gian và tiền bạc, cùng điểm qua ngay các điều kiện thành lập doanh nghiệp cơ bản dưới đây nhé!

Read more ...

Thẻ Abtc là trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nhân

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Khối các nước Apec đồng nhất việc cấp và cho phép doanh nhân sử dụng thẻ ABTC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi và hoạt động thương mại. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thẻ Apec - trợ thủ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Kinh doanh cà phê dưới góc nhìn pháp luật

Cà phê là đối tượng kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam với nhiều ngành sản xuất dịch vụ như thu mua, sản xuất, xuất nhập khẩu, buôn bán,... Bên cạnh việc tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế phát triển, Nhà nước cũng quy định về nhiều nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện hoạt động thương mại liên quan đến mặt hàng này. Cùng Toplaw tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Làm thế nào để doanh nhân có thể sở hữu thẻ APEC

ABTC hay còn gọi là thẻ doanh nhân APEC là phương tiện hỗ trợ doanh nhân nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thuận tiện hơn trong quá trình công tác tại các nước/ nền kinh tế thành viên APEC. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục xin cấp thẻ doanh nhân APEC với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An.

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)