THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Chi phí để giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án hết bao nhiêu là điều mà nhiều người thắc mắc khi có nhu cầu khởi kiện tranh chấp ra Tòa án. Đương sự cần tìm hiểu và nắm rõ các loại phí này để khi tham gia vào quá trình tố tụng không phải chi trả quá nhiều. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chi phí giải quyết tranh chấp dân sự!

1. Chi phí giải quyết tranh chấp dân sự là gì?

Chi phí giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án là toàn bộ số tiền đương sự phải chi trả, thanh toán cho công việc tham gia tố tụng tại Tòa án. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng chi phí giải quyết tranh chấp dân sự chỉ có án phí. Tuy nhiên, ngoài án phí ra đương sự còn phải chi trả những loại chi phí tố tụng khác.

Trên thực tế, khi đương sự yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự cho mình thì Tòa án đang thực hiện các công việc mà Nhà nước giao phó để bảo vệ quyền lợi cho công dân. Trong quá trình thực hiện công việc này, Tòa án phải chi ra không ít các chi phí như chi phí đi lại để xác minh vụ việc, chi phí soạn gửi hồ sơ đến các chủ thể có liên quan, chi phí thu thập chứng cứ (nếu có)...

Các chi phí này được Nhà nước chi trả một phần. Tuy nhiên tính chất của việc giải quyết tranh chấp dân sự là do lỗi của đương sự hoặc vì lợi ích cá nhân của đương sự. Do đó, việc đương sự phải chi trả một phần chi phí cho Nhà nước khi yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự là điều hợp lý.

Chi phí giải quyết tranh chấp dân sự do đương sự chi trả một phần

2. Các loại án phí, chi phí tố tụng

Án phí và chi phí tố tụng có định nghĩa và mức chi trả khác nhau. Án phí là khoản phí bắt buộc phải nộp khi tranh chấp được giải quyết còn chi phí tố tụng thì phụ thuộc vào tính chất của mỗi tranh chấp.

2.1. Án phí

Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được Tòa án giải quyết. Án phí được tính theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ án hay tranh chấp. Theo đó, mức thu án phí của Nhà nước hiện nay được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Án phí dân sự bao gồm 2 loại chính là án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Trong đó, án phí dân sự sơ thẩm bao gồm:

- Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch: Án phí dân sự không có giá ngạch là án phí chi trả cho vụ án dân sự không có giá ngạch. Đó là vụ án mà trong đó, các yêu cầu hay đề nghị của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể định giá được yêu cầu hay đề nghị đấy bằng một số tiền cụ thể.

- Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Tương tự, án phí dân sự có giá ngạch là án phí trong vụ án dân sự có giá ngạch. Theo đó trong vụ án đó các đương sự có yêu cầu về một số tiền hay tài sản có thể định giá bằng một số tiền cụ thể.

Án phí là khoản phí bắt buộc khi đương sự giải quyết tranh chấp tại Tòa án

2.2. Chi phí tố tụng

Chi phí tố tụng là các khoản phí cụ thể mà Tòa án phải chi ra để tiến hành các công việc liên quan cho việc giải quyết tranh chấp dân sự. Chi phí tố tụng bao gồm các chi phí như: chi phí giám định; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí định giá, thẩm định giá tài sản; chi phí làm chứng; chi phí phiên dịch; chi phí ủy thác ra nước ngoài; chi phí luật sư…

Chi phí tố tụng có thể có hoặc không phụ thuộc vào tính chất của loại tranh chấp. Ví dụ, trong trường hợp tranh chấp dân sự cần phải thực hiện định giá, thẩm định giá tài sản thì các đương sự buộc phải chịu các chi phí này. Đó là số tiền người định giá, tổ chức thẩm định giá được trả thù lao.

Trường hợp các tranh chấp dân sự có yêu cầu Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng thì đương sự cần phải trả thù lao cho Luật sư. Chi phí Luật sư phụ thuộc vào sự thỏa thuận của đương sự với Luật sư đó. Thực tiễn cho thấy, các đương sự nên thuê Luật sư để quyền và lợi ích của mình được bảo vệ tốt nhất trước bên còn lại của vụ tranh chấp.

Chi phí giải quyết tranh chấp dân sự trong mỗi trường hợp là khác nhau

3. Cách thức nộp chi phí giải quyết tranh chấp dân sự

Việc nộp chi phí giải quyết tranh chấp dân sự phụ thuộc vào loại chi phí mà đương sự phải chi trả. Cụ thể:

- Đối với án phí:

+ Thời hạn: Án phí sơ thẩm cần phải nộp trong vòng 7 ngày làm việc, án phí phúc tẩm cần phải nộp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có thông báo về việc tạm ứng án phí dân sự của Tòa án.

+ Cơ quan thu án phí: Việc nộp án phí dân sự được tiến hành tại cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự đó. Sau khi có thông báo tạm ứng án phí, đương sự hoặc người được đương sự ủy quyền mang thông báo lên cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc tạm ứng án phí.

- Đối với các chi phí tố tụng khác:

+ Thời hạn: Tùy thuộc vào từng trường hợp, thời hạn nộp chi phí tố tụng của mỗi đương sự sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với loại chi phí đấy là phí giám định, định giá tài sản thì thời hạn nộp chi phí được quy định tại khoản 3 Điều 47 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá v.v… Theo đó, đương sự sẽ biết cụ thể thời hạn nộp chi phí trong Thông báo của Tòa án.

+ Cơ quan thu chi phí tố tụng: Cơ quan thu chi phí tố tụng sẽ được quy định cụ thể tại Thông báo tạm ứng chi phí tố tụng của Tòa án.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, đương sự sẽ được miễn giảm án phí, chi phí tố tụng theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Chi phí giải quyết tranh chấp dân sự trong mỗi vụ án không giống nhau trong mọi trường hợp. Do đó, để không bị vi phạm nghĩa vụ về việc nộp chi phí giải quyết tranh chấp dân sự cho cơ quan nhà nước, các đương sự nên tìm hiểu trước các thông tin về việc chi trả các chi phí này!

Thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự

Khi giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án, một số đương sự ngại hòa giải và không tham gia thủ tục này. Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp luật quy định không cần phải hòa giải thì đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện sau khi thụ lý vụ án. Cùng tìm hiểu về thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự qua bài viết sau đây để nắm được những thông tin cần thiết khi tham gia vào quá trình tố tụng!

Read more ...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về điều khoản Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế

Giải quyết tranh chấp là điều khoản xuất hiện trong hầu hết các hợp đồng kinh tế nhằm quy định hướng giải quyết cho các bên khi phát sinh tranh chấp. Từ điều khoản này, các bên trong hợp đồng sẽ giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp như Trọng tài thương mại hay khởi kiện ra Tòa án,... Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể hơn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế!

Read more ...

Ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Các phương thức để giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng Trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Ngoài những ưu điểm nổi trội thì các phương thức này còn có những nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu thêm về ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại qua bài viết này!

Read more ...

Tranh chấp thương mại và phương hướng giải quyết

Các giao dịch dân sự hay hợp đồng kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không còn là khái niệm xa lạ. Theo đó, nội dung giải quyết tranh chấp thương mại cũng được các bên cân nhắc thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản. Vậy, nên hiểu như thế nào là tranh chấp thương mại và phương hướng giải quyết nào là đúng đắn dành cho doanh nghiệp?

Read more ...

Tại sao Trọng tài thương mại lại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là phương thức giải quyết tranh chấp

Thực tế có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy vậy, trọng tài thương mại là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp qua bài viết này nhé!

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)