Thủ tục thay đổi tên công ty là quy trình thay đổi một trong những nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các bước thực hiện quy trình bao gồm chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn, thay đổi tên trên con dấu, thay đổi hóa đơn, thông tin thuế… Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về từng giai đoạn của thủ tục hành chính này!
1. Thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty trong khoảng thời gian nào?
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể phải thay đổi tên vì nhiều lý do khác nhau. Việc thay đổi tên công ty không chỉ được thực hiện trên thực tế kinh doanh mà còn phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý về khoảng thời gian thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty mà luật quy định.
Theo quy định của pháp luật, trong vòng 10 ngày kể từ ngày có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi của công ty, công ty phải gửi hồ sơ thông báo thay đổi tên công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Không thông báo cho cơ quan nhà nước khi thay đổi tên công ty có bị phạt hay không?
Trường hợp công ty đã thay đổi tên nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt phụ thuộc vào thời gian quá hạn mà doanh nghiệp không thực hiện đăng ký thay đổi.
- Nếu quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Nếu quá thời hạn từ 31 ngày đến 90 ngày, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Nếu quá thời hạn từ 91 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi tên công ty
Ngoài các mức phạt này, doanh nghiệp khi thay đổi tên công ty trên thực tế mà không thông báo cho cơ quan nhà nước sẽ kéo theo các vấn đề như thông tin giao dịch của công ty không hợp pháp trong thời gian chưa thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty với cơ quan nhà nước v.v...
3. Hồ sơ thay đổi tên công ty gồm những gì?
Hồ sơ thay đổi tên công ty phải được chuẩn bị đúng theo quy định của pháp luật, khi đó Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét chấp nhận việc thay đổi tên công ty và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Rất nhiều doanh nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty đã không tìm hiểu kỹ dẫn đến hồ sơ không hợp lệ.

Doanh nghiệp cần cân nhắc tên công ty mới
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm:
- Thông báo thay đổi tên công ty ký bởi người đại diện theo pháp luật;>/p>
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ nội dung thay đổi tên trong Điều lệ công ty;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên.
- Quyết định phải ghi rõ nội dung thay đổi tên trong Điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty (trường hợp sử dụng dịch vụ thay đổi tên công ty);
- Bản sao chứng minh nhân dân của người ủy quyền theo đại diện pháp lập và người được ủy quyền (nếu có).
4. Các bước thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty
Thủ tục thay đổi tên công ty thông thường được thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:
- Lựa chọn tên công ty chuẩn bị thay đổi;
- Tra cứu xem tên chuẩn bị thay đổi có bị trùng hay không;
- Soạn hồ sơ thay đổi tên công ty;
- Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty;
- Nhận kết quả thay đổi tên công ty;
- Doanh nghiệp khắc lại dấu công ty theo tên đã thay đổi và công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia.

Quy trình thay đổi tên công ty diễn ra như thế nào?
5. Những công việc liên quan sau khi thay đổi tên công ty
Ngoài việc khắc lại con dấu công ty và công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau khi thay đổi tên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cần tiến hành các việc sau:
Thứ nhất, in ấn lại hóa đơn VAT.
Đối với các công ty sử dụng hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT. Công ty có thể hủy hóa đơn cũ đang sử dụng (trường hợp vẫn sử dụng hóa đơn in) và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với thông tin công ty mới;
Thứ hai, thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan.
- Thông báo và đăng ký thay đổi tên chủ sở hữu với các tài khoản ngân hàng của công ty;
- Thông báo tới các bên khách hàng, đối tác đã ký kết hợp đồng dịch vụ.
Thứ ba, sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay đổi theo tên mới..v.v…
Có thể thấy, sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục liên quan khác. Việc thay đổi tên công ty kéo theo rất nhiều vấn đề cho nên chủ sở hữu công ty nên cân nhắc thật kỹ rồi mới thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty.