THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người làm việc sẽ ký kết hợp đồng, có thể là hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc. Tuy vậy, đâu là sự khác biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc, và hệ quả của chúng trong việc xác định vị trí pháp lý của các bên ký kết hợp đồng?

1. Hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc là gì?

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng hợp đồng có tên gọi khác nhưng nội dung hợp đồng đó vẫn thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là HĐLĐ.

Ví dụ: Nhân viên gia công sản phẩm ký hợp đồng lao động với công ty sản xuất giày dép bằng da.

Hợp đồng làm việc (HĐLV) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Ví dụ: Giảng viên ký hợp đồng làm việc với Trường Đại học Công Nghiệp - đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương.

HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ

Thông qua khái niệm của HĐLĐ và HĐLV, có thể rút ra một số điểm khác biệt sau đây:

- Một là, HĐLĐ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, còn HĐLV chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức.

- Hai là, mặc dù về mặt bản chất đều là quan hệ lao động, nhưng người làm việc ký kết HĐLĐ sẽ được xác định tư cách pháp lý khác với người làm việc ký kết HĐLV. Theo đó, một bên khi cam kết bỏ ra sức lao động để tạo ra thu nhập bằng HĐLĐ sẽ được xác định là “người lao động”, còn một bên khi cam kết bằng hợp đồng làm việc sẽ được xác định là "viên chức".

2. Chủ thể giao kết là ai?

Đối với HĐLĐ, chủ thể giao kết là NSDLĐ và NLĐ. Trong đó:

- NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ).

- NLĐ được hiểu đơn giản là người làm việc cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ . NLĐ tối thiểu phải từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số trường hợp ngoại lệ khác.

Đối với HĐLĐ, chủ thể giao kết là NSDLĐ và NLĐ

Đối với HĐLV, chủ thể giao kết là viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ HĐLV, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức thể hiện các hợp đồng?

HĐLĐ có thể được giao kết bằng văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, HĐLĐ cũng có thể lập bằng lời nói, trừ một số trường hợp khác luật định.

Tuy nhiên, pháp luật chỉ ghi nhận duy nhất một hình thức của HĐLV là được xác lập bằng văn bản.

HĐLĐ có thể được giao kết bằng văn bản

4. Phân loại của từng hợp đồng?

HĐLĐ và HĐLV đều phân thành 02 loại hợp đồng, gồm hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Theo đó, hợp đồng không xác định thời hạn đều được hiểu là hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, đối với hợp đồng xác định thời hạn thì có sự khác biệt như sau:

- HĐLĐ xác định thời hạn : hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

- HĐLV xác định thời hạn : hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

5. Nội dung của các hợp đồng?

HĐLĐ và HĐLV đều có các vấn đề cơ bản về thông tin cá nhân người làm việc, thời hạn hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc tiền lương, thời gian làm việc hoặc thời gian nghỉ ngơi …

HĐLĐ và HĐLV đều có vấn đề về tiền lương

Tuy nhiên, cần xác định nội dung chính của mọi hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhìn vào góc độ của người làm việc, vấn đề về tiền lương là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Nhưng khi xét về vị trí pháp lý của người làm việc trong từng hợp đồng, có thể khái quát sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này như sau:

- Đối với HĐLĐ, tiền lương của người lao động phụ thuộc vào sự thỏa thuận với NSDLĐ để thực hiện công việc, mức lương được tính theo công việc hoặc chức danh . Theo đó, pháp luật chỉ quy định mức lương tối thiểu NSDLĐ phải trả cho NLĐ, các vấn đề khác về tiền lương đều do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận.

- Đối với HĐLV, tiền lương của viên chức gắn chặt với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao . Theo đó, tiền lương của viên chức được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số lương mà không được thỏa thuận.

Trong quá trình tìm kiếm việc làm, người làm việc có thể tiếp cận đến nhiều loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc. Với mỗi loại hợp đồng khác nhau, người làm việc sẽ thiết lập một quan hệ việc làm với các quyền, nghĩa vụ khác nhau. Do đó, việc phân biệt các loại hợp đồng liên quan đến quan hệ việc làm là vô cùng cần thiết.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần hiện là loại hình doanh nghiệp phổ biến mang nhiều ưu điểm khi nhìn nhận dưới góc độ liên kết vốn. Đặc điểm này vừa mang ý nghĩa tăng khả năng huy động vốn, chia sẻ rủi ro, vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam liệu có phức tạp?

Read more ...

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) là nội dung quy trình từ lúc chuẩn bị về điều kiện cho đến khi được Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép và đi vào hoạt động. Cụ thể, chúng bao gồm điều kiện thành lập, chuẩn bị hồ sơ, quy trình nộp đơn, nghĩa vụ thuế, con dấu,... Cùng tìm hiểu rõ hơn về từng nội dung của thủ tục thành lập công ty TNHH MTV qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

DNTN có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh thành Công ty TNHH hay không

Tùy thuộc vào tình hình thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụ thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên. Sự quyết định trên có thể tham khảo dựa trên điểm tương đồng và khác biệt của các loại hình này.

Read more ...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp phổ biến được lựa chọn bởi các cơ sở buôn bán vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với sự chủ động về nguồn vốn, loại hình này nhận được nhiều sự quan tâm cũng như nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Tuy vậy, quy trình và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Read more ...

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và thường gặp tại Việt Nam. Nó thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, dễ dàng và chủ động trong cách vận hành và quản lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)