THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Trong các giao dịch dân sự hiện nay, ngoài việc các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình, Bộ luật Dân sự còn quy định các biện pháp bảo đảm nhằm tăng khả năng ràng buộc các bên khi thực hiện hợp đồng. Trong đó, biện pháp Cầm giữ tài sản là một trong những biện pháp quan trọng được pháp luật quy định một cách cụ thể và kỹ lưỡng.

1. Biện pháp cầm giữ tài sản là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trong một hợp đồng song vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết, thì bên có quyền (là bên cầm giữ) đang nắm giữ một cách hợp pháp đối tượng hợp đồng là tài sản sẽ được chiếm giữ tài sản đó.

Cầm giữ tài sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Bên cầm giữ tài sản được chiếm giữ tài sản đó khi có đủ các yếu tố sau:

1.1. Hợp đồng song vụ và có đối tượng hợp đồng là tài sản

Cần phải chú ý rằng biện pháp cầm giữ tài sản chỉ có thể áp dụng khi các bên giao kết hợp đồng song vụ. Theo đó, hợp đồng song vụ được hiểu là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau.

Đồng thời, đối tượng của hợp đồng song vụ luôn là một tài sản. Trong đó, tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Ngoài ra, một cách phân loại khác, tài sản có thể gồm có 2 loại là bất động sản và động sản.

Tóm lại, biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản chỉ tồn tại khi các bên giao kết hợp đồng song vụ có đối tượng hợp đồng là tài sản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê tài sản,...

1.2. Chủ thể tham gia thực hiện biện pháp bảo đảm

Sau loại hợp đồng và đối tượng hợp đồng, yếu tố chủ thể nào được thực hiện biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản cũng cần được chú trọng. Theo đó, chủ thể tham gia quan hệ cầm giữ tài sản gồm hai bên:

- Bên có quyền (là bên cầm giữ tài sản) đang cầm giữ tài sản một cách hợp pháp.

- Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết trước đó.

Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với bên có quyền và bên có nghĩa vụ là đều phải đáp ứng các điều kiện cơ bản để giao kết hợp đồng dân sự như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, chủ thể tham gia giao dịch dân sự một cách tự nguyện.

2. Người cầm giữ tài sản thực hiện quyền cầm giữ như thế nào?

Trên thực tế thực hiện giao dịch, người có quyền không đương nhiên phát sinh quyền thực hiện biện pháp cầm giữ. Do đó, người có quyền cần phải lưu ý về thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ cũng như các quyền mà người cầm giữ có thể thực hiện để đảm bảo việc thực hiện cầm giữ tài sản được thực hiện đúng quy định pháp luật.

Thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản

2.1. Thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản

Theo quy định, trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền mới phát sinh quyền cầm giữ tài sản. Đồng thời, khi đã xác lập việc cầm giữ, quan hệ giữa người thứ ba với tài sản cầm giữ sẽ không có hiệu lực.

Ví dụ: A thực hiện giao kết hợp đồng sửa chữa điện thoại với B. B cam kết rằng sẽ sửa chữa điện thoại và bàn giao cho A sau 3 ngày và A phải thanh toán tiền sửa điện thoại cho B. Trong thời hạn 3 ngày sửa chữa điện thoại, tuy B đang nắm giữ điện thoại nhưng B không phát sinh quyền thực hiện biện pháp bảo đảm là cầm giữ điện thoại.

Sau 3 ngày khi đến thời gian giao hẹn, A không thanh toán được tiền sửa điện thoại cho B. Vậy lúc này, B phát sinh quyền được cầm giữ điện thoại để đảm bảo cho việc A thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Cũng trong trường hợp này, nếu A thực hiện giao dịch bán điện thoại cho C, thì B không có nghĩa vụ phải giao điện thoại cho C vì quyền cầm giữ tài sản của B đã được xác lập.

2.2. Người cầm giữ tài sản có quyền đối với tài sản cầm giữ

Cầm giữ tài sản là biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi bên có quyền đáp ứng điều kiện nêu trên thì có thể xác lập quyền cầm giữ tài sản để bảo vệ quyền lợi cho mình. Theo đó, người cầm giữ tài sản có thể:

Thứ nhất, người cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. Lúc này, cần lưu ý rằng bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản liên quan đến phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện. Nếu đối tượng của nghĩa vụ có nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản cầm giữ.

Thứ hai, nếu tài sản cầm giữ cần phải được bảo quản giữ gìn, ví dụ như thực phẩm đông lạnh, vật tư y tế,.. thì người cầm giữ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho các chi phí cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản.

Thứ ba, nếu người có nghĩa vụ đồng ý thì người cầm giữ có thể khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức và phần giá trị đó sẽ được bù trừ vào giá trị phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Đồng thời, người cầm giữ tài sản cần lưu ý rằng nếu hoa lợi không phải là kết quả của việc người cầm giữ khai thác tài sản thì hoa lợi này phải được giao lại cho bên có nghĩa vụ.

Song song với đó, trong trường hợp bên có quyền chỉ quản lý hoa lợi và đã giao lại tài sản là đối tượng hợp đồng cho bên có nghĩa vụ. Vậy khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền có thể chiếm giữ hoa lợi cho đến khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình.

3. Biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản chấm dứt khi nào?

Sau khi quyền áp dụng biện pháp cầm giữ của người có quyền đã được xác lập, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về các trường hợp biện pháp cầm giữ sẽ kết thúc như sau:

3.1. Khi trên thực tế, bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản

Trong trường hợp bên cầm giữ không còn chiếm giữ mà đã giao tài sản cho người có nghĩa vụ hoặc vì lý do khác thì biện pháp bảo đảm cầm giữ chấm dứt. Có một ngoại lệ trong trường hợp này là nếu cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền yêu cầu người cầm giữ giao tài sản để giải quyết vụ việc thì trong trường hợp này không phải là căn cứ chấm dứt biện pháp cầm giữ.

3.2. Khi người có quyền và người có nghĩa vụ thỏa thuận sử dụng các biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ

Biện pháp cầm giữ sẽ chấm dứt khi các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,... và có sự thỏa thuận giữa các bên về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm này để thay thế cho biện pháp cầm giữ.

3.3 Khi người có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người có quyền

Như đã phân tích ở trên, biện pháp cầm giữ chỉ được xác lập khi người có nghĩa vụ không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ. Mục đích mà nhà lập pháp đưa ra biện pháp cầm giữ chính là để đảm bảo rằng người có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để nhận lại tài sản mà bên có quyền đang nắm giữ.

Chính vì lẽ đó, khi người có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ thì biện pháp cầm giữ sẽ chấm dứt và người có quyền phải hoàn trả tài sản lại cho người có nghĩa vụ.

Chấm dứt cầm giữ tài sản khi bên kia đã hoàn thành nghĩa vụ

3.4. Khi tài sản cầm giữ không còn

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trường hợp tài sản mà người có quyền đang cầm giữ không còn thì việc cầm giữ sẽ chấm dứt. Bởi lẽ, suy cho cùng đối tượng của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là tài sản. Do đó, khi tài sản không còn thì việc cầm giữ cũng chấm dứt.

Ví dụ: Trường hợp anh A đang cầm giữ tài sản của anh B là 10 kg muối. Do sự kiện bất khả kháng là một trận lũ lụt đã xảy ra bất ngờ, tất cả số muối đã tiêu biến không còn. Vậy đến lúc này, biện pháp cầm giữ cũng sẽ chấm dứt.

3.5. Khi các bên có thỏa thuận khác

Về nguyên tắc, mỗi giao dịch dân sự luôn thực hiện trên tinh thần tự nguyện giữa các bên. Do đó, nếu giữa các bên có các thỏa thuận khác không vi phạm điều cấm của pháp luật thì như một lẽ đương nhiên, biện pháp cầm giữ tài sản này cũng sẽ chấm dứt.

Có thể thấy được biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cầm giữ tài sản là một biện pháp quan trọng trong trường hợp đảm bảo lợi ích của người có quyền khi người có nghĩa vụ không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, có thể thấy được một điểm bất lợi của biện pháp này là người có quyền cầm giữ không thể thực hiện xử lý tài sản bảo đảm như các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải cẩn trọng để có thể lựa chọn các biện pháp bảo đảm phù hợp và bảo vệ quyền lợi của bản thân nhiều nhất.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần hiện là loại hình doanh nghiệp phổ biến mang nhiều ưu điểm khi nhìn nhận dưới góc độ liên kết vốn. Đặc điểm này vừa mang ý nghĩa tăng khả năng huy động vốn, chia sẻ rủi ro, vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam liệu có phức tạp?

Read more ...

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) là nội dung quy trình từ lúc chuẩn bị về điều kiện cho đến khi được Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép và đi vào hoạt động. Cụ thể, chúng bao gồm điều kiện thành lập, chuẩn bị hồ sơ, quy trình nộp đơn, nghĩa vụ thuế, con dấu,... Cùng tìm hiểu rõ hơn về từng nội dung của thủ tục thành lập công ty TNHH MTV qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

DNTN có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh thành Công ty TNHH hay không

Tùy thuộc vào tình hình thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụ thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên. Sự quyết định trên có thể tham khảo dựa trên điểm tương đồng và khác biệt của các loại hình này.

Read more ...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp phổ biến được lựa chọn bởi các cơ sở buôn bán vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với sự chủ động về nguồn vốn, loại hình này nhận được nhiều sự quan tâm cũng như nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Tuy vậy, quy trình và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Read more ...

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và thường gặp tại Việt Nam. Nó thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, dễ dàng và chủ động trong cách vận hành và quản lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên qua bài viết dưới đây nhé!

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)