THAM GIA TỐ TỤNG - TƯ VẤN PHÁP LUẬT - ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG - DỊCH VỤ PHÁP LÝ

 

Sau khi gia nhập WTO, những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển tiềm lực kinh tế không ngừng được Nhà nước chú trọng. Tuy vậy, Việt Nam - quốc gia có hệ thống pháp luật Civil Law (dân luật) với nhiều văn bản pháp luật đan xen lại khiến các doanh nghiệp lo lắng. Do đó, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đã thành lập bộ phận pháp chế doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các vấn đề pháp lý doanh nghiệp. Tuy vậy, có phương án khác nào cho các doanh nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực hơn?

1. Doanh nghiệp có cần luật sư hỗ trợ trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp từ khi bắt đầu cho đến khi đi vào hoạt động và không ngừng phát triển tại thị trường Việt Nam luôn phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cũng như các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, có thể kể đến các hoạt động như:

- Thủ tục thành lập doanh nghiệp: đăng ký thành lập, công bố thông tin, con dấu, đóng thuế môn bài, bảng hiệu, mã số thuế,…

- Khai thuế và đóng thuế định ký;

- Báo cáo tài chính định kỳ;

- Hợp đồng thương mại liên quan đến quyền và lợi ích các bên;

- Hợp đồng sử dụng dịch vụ thuê tài sản, logistic, cung ứng dịch vụ,…

- Giải quyết tranh chấp phát sinh;

- An toàn thực phẩm;

- Đăng ký website thương mại điện tử,…

Pháp luật doanh nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng

Có thể nói, những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý là rất nhiều và không bị giới hạn nêu trên. Việc chủ doanh nghiệp tự mình nghiên cứu và tìm hiểu, đồng thời phát huy được khả năng quản trị doanh nghiệp là rất khó. Do đó, nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đã chi một phần nguồn lực tài chính để đầu tư cho bộ phận pháp chế doanh nghiệp.

Tuy vậy, nhiều vấn đề chuyên môn phát sinh như vấn đề tranh tục, tư vấn cho những vụ việc phức tạp,… doanh nghiệp thường nhờ đến những người có năng lực chuyên môn tốt hơn trong lĩnh vực này - Luật sư. Thậm chí nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ nhờ đến Luật sư lúc cần mà không lập bộ phận pháp chế nhằm giảm áp lực tài chính trong trường hợp nhu cầu không quá thường xuyên.

2. Văn phòng Luật có thể đại diện doanh nghiệp thực hiện những công việc gì?

Văn phòng Luật hiện nay đóng vai trò đại diện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hầu hết các hoạt động kinh doanh có liên quan đến pháp luật. Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho văn phòng Luật thực hiện các công việc dưới đây.

2.1. Hỗ trợ quá trình trao đổi với đối tác kinh doanh

Nghe có vẻ vô lý nhưng Luật sư trong một số trường hợp nhất định có thể hỗ trợ doanh nghiệp trao đổi với đối tác kinh doanh. Lúc này, Luật sư không trực tiếp can thiệp vào quá trình mua bán, thỏa thuận hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, Luật sư sẽ tiếp cận với góc độ pháp luật nhằm phát hiện những thiếu sót cũng như lên tiếng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Tư vấn điều khoản hợp đồng

Theo đó, dịch vụ pháp lý phổ biến nhất hiện nay là tư vấn điều khoản hợp đồng. Luật sư có thể hỗ trợ lập các hợp đồng mẫu về các dịch vụ nhất định mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng như hợp đồng mua bán sản phẩm, hàng hóa; hợp đồng vay; hợp đồng cho thuê,… Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp ủy quyền còn được Luật sư tư vấn về hợp đồng do đối tác gửi đến nhằm phát hiện và sửa đổi bổ sung để bảo vệ quyền lợi cho mình.

2.2. Đại diện doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh

Đại diện doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh là dịch vụ phổ biến thường được các doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Bởi lẽ, khi xung đột xảy ra, việc giải quyết như thế nào để đúng theo pháp luật đồng thời bảo vệ quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp là vấn đề khó khăn và hết sức quan trọng. Đó cũng là lý do doanh nghiệp cần một tổ chức - cá nhân có khả năng chuyên môn cùng kinh nghiệp hỗ trợ/ đại diện.

Doanh nghiệp có thể nhờ Luật sư giải quyết các tranh chấp phát sinh trong nhiều trường hợp:

- Thỏa thuận/ thương lượng hòa giải với đối tác, khách hàng, người tiêu dùng,…

- Đại diện yêu cầu bồi thường trong/ ngoài hợp đồng;

- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có hoạt động tố tụng tại Tòa án;

- Luật sư là Hòa giải viên giải quyết tranh chấp;

- Luật sư là Trọng tài viên trong thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại,…

2.3. Đại diện doanh nghiệp liên hệ với cơ quan nhà nước

Các thủ tục hành chính cần thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung phổ biến, quan trọng và xuất hiện xuyên suốt quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp, mốc thời gian cũng như nhu cầu mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các thủ tục hành chính khác nhau, ví dụ:

- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với Sở kế hoạch và đầu tư;

- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế và đóng thuế tại Cục Thuế;

- Thủ tục xin giấy Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế;

- Thủ tục đăng ký Website thương mại điện tử với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ công thương;

- Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,…

Thủ tục hành chính thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thực tế, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên mà không cần thông qua Luật sư. Tuy nhiên, việc nhờ đến người có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp thủ tục được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với rất nhiều hạng mục tiềm năng thu hút các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Tuy vậy, để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ cũng như đúng những quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ cần chú trọng đến vấn đề pháp lý doanh nghiệp. Với những nội dung nêu trên, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Luật sư để đảm bảo các vấn đề được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Đại diện đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu hay còn được biết như là logo thương hiệu được gắn trên bao bì sản phẩm, bảng hiệu dịch vụ,... là tài sản sở hữu trí tuệ phổ biến được sử dụng hiện nay. Theo đó, chủ sở hữu nên đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu này. Cụ thể, cá nhân/ tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện ủy quyền hoặc tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục hành chính liên quan.

Read more ...

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là việc bên thứ ba đưa ra ý kiến của mình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đề nghị không cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho đơn đó. Hoạt động này nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của cá nhân, cơ quan tổ chức. Bài viết sau đây sẽ làm rõ về nội dung phải đối đơn đăng ký nhãn hiệu để bạn đọc cùng tham khảo!

Read more ...

Đại diện khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Không phải cá nhân, cơ quan nào nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì đều được cơ quan nhà nước bảo hộ. Cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ xem xét việc quyết định cấp văn bằng bảo hộ hay ra quyết định từ chối. Theo đó, cá nhân, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện khiếu nại quyết định từ chối này!

Read more ...

Đại diện nộp đơn yêu cầu giám định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Pháp luật quy định nhiều yếu tố để xác định một hành vi có được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không. Theo đó, để có cơ sở xác định cũng như căn cứ khuyến cáo hoặc yêu cầu xử lý vi phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu thường nộp đơn yêu cầu Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ giám định việc một hành vi xác định có hay không việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Read more ...

Đại diện sở hữu công nghiệp là gì

Đại diện sở hữu trí tuệ là tổ chức thực hiện dịch vụ tư vấn và đại diện liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Khách hàng hiện nay thường ít chú ý đến sự khác biệt giữa tổ chức dịch vụ thông thường và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ. Vậy, đại diện sở hữu trí tuệ cần điều kiện gì? và có điểm gì đặc biệt tạo nên đặc trưng ngành kinh doanh có điều kiện này?

Read more ...

Add: 26D7 Cư Xá Điện Lực, Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@toplaw.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)